Danh mục dịch vụ ×
Hút hầm vệ sinh
(Ngày 03/09/2016)
Nước sạch và vệ sinh môi trường tác động nhiều đến sức khỏe con người. Ảnh: S.T
Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh của mỗi quốc gia. Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước để sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thường thấy gồm: Do ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước (chất độc hóa học, sự đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, sử dụng hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp…); Do nhiễm độc hóa chất vào nguồn nước trong quá trình sử dụng: như kim loại nặng (Chì (Pb), Đồng (Cu), Thạch tín (As), các chất phóng xạ, các chất gây ung thư vượt nồng độ tiêu chuẩn cho phép; Do vi sinh vật: 80% các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước (đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột) ở các nước đang phát triển, khó khống chế và thanh toán như: các bệnh do virus, giun sán, côn trùng liên quan đến nước, các bệnh ngoài da, mắt… do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh cá nhân.
Các giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường:
– Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .
– Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
– Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại , hai ngăn, thấm dội nước)
– Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh , chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.
– Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
– Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Nguyễn Hoàng Trung Nguồn: baovungtau